Sidebar Menu

cảnh sếp cầm hoa Béo my danh 2022 TIEM MOI dịch vụ khám sức khỏe 2023 dịch vụ khám sức khỏe 2023
01 / 06

cảnh sếp cầm hoa

02 / 06

Béo

03 / 06

my danh

04 / 06

2022 TIEM MOI

05 / 06

dịch vụ khám sức khỏe 2023

06 / 06

dịch vụ khám sức khỏe 2023

Tin nổi bật

Chiều ngày 11/7, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo các phòng Sở Y tế, Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Diệp Thị Minh Quyết, TUV, Giám đốc Sở Y tế; các đồng chí trong Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng chức năng của Sở Y tế và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở.   Cùng tham dự có đại ...
Sáng ngày 11/7/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế tổ chức tham ...
Từ ca mắc đầu tiên xuất hiện triệu chứng vào ngày 9/6/2025, đến ngày 10/7/2025, ở thành phố Huế đã ...
QTO - Sáng nay 11/7, Trung tâm Y tế (TTYT) khu vực Bố Trạch bắt đầu tiến hành phun hóa chất ...
Sáng ngày 9/7, Báo Dân Trí, Công ty Pharmacity, Bệnh viện 19- 8 Bộ công an phối hợp cùng Sở Y tế ...
QTO - Đặt mục tiêu phấn đấu loại trừ sốt rét (LTSR) vào năm 2026, nhưng ngày 30/6/2025, tỉnh ...
SKĐS - Sở Y tế Quảng Trị (mới) được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất Sở Y tế tỉnh Quảng Bình (cũ) ...

Thông báo

Thau rửa, làm trong, khử trùng giếng nước; khử trùng nước sinh hoạt bằng phèn chua, đun sôi nước để đảm bảo vệ sinh; rửa tay sạch, ngủ màn, ăn chính uống sôi là những điều nên làm sau bão lũ.

info_1.jpg

Những lưu ý về vệ sinh cá nhân trong và sau bão lũ:

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch: trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật bẩn, nước bẩn.

- Thực hiện ăn chín, uống chín.

- Sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm.

- Không ăn thức ăn ôi thiu, thực phẩm quá hạn sử dụng, thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, ăn rau sống lấy từ vùng ngập lụt.

- Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập lụt.

- Sử dụng khăn mặt, quần áo riêng. Giặt và phơi khăn mặt, quần áo ra nắng. Không mặc quần áo ẩm ướt.

- Ngủ màn.

info_2.jpg

Về vệ sinh môi trường sau bão lụt: "Nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó":

- Làm sạch bùn, phù sa ra khỏi nhà, tường, đồ đạc, vật dụng, sân, đường đi...

- Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, đồ dùng, vật dụng.

- Khơi thông cống rãnh, lấp các vũng nước đọng, phát quang các bụi rậm quanh nhà.

- Làm vệ sinh, tu sửa nhà tiêu nếu hư hỏng.

- Thu gom rác thải, chất thải, xác súc vật chết để xử lý, chôn lấp và tẩy uế theo quy định, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

- Thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy, lăng quăng và muỗi. Phun hóa chất diệt côn trùng, khử trùng môi trường ở những nơi nguy cơ cao.

 

info_3.jpg

Xử lý nước giếng đào: Thau rửa giếng → Làm trong giếng nước → Khử trùng (Như hướng dẫn trong Infographic ở trên)

Xử lý nước giếng khoan: Làm vệ sinh bơm, sàn giếng → Bơm hết nước đục, đến khi thấy nước trong thì bơm thêm 15’ nữa, bỏ nước đi sau đó có thể sử dụng được.

info-3-1.jpg

Các bước xử lý nước sử dụng để ăn uống, sinh hoạt sau bão lụt:

Làm trong nước -> Khử trùng -> Đun sôi (nếu uống trực tiếp)

Bước 1: Làm trong nước: có thể bằng phèn chua hoặc bằng vải như hướng dẫn trong Infographic ở trên.

Bước 2: Khử trùng nước bằng cách đun sôi hoặc thiết bị lọc như Infographic ở trên.

Nước đã được làm trong và khử trùng có thể sử dụng cho các mục đích nấu ăn, sinh hoạt. Nếu uống trực tiếp, vẫn phải đun sôi nước trước khi uống.

Bộ Y tế