Sidebar Menu

Những ngày vừa qua, người dân Quảng Bình đã trải qua một trận mưa lũ gây ngập úng trên diện rộng làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sức khỏe của người dân. Quảng Ninh và Lệ Thủy là hai địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất, nhiều hộ dân đã ngập hoàn toàn trong nước. Cùng với cả tỉnh, các ban ngành chức năng của hai địa phương này đang ra sức khắc phục hậu quả do mưa lũ; Ngành Y tế đã tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, đảm bảo không bị ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh và không để dịch bệnh xảy ra sau lũ lụt. 

Xác định công tác phòng chống dịch bệnh sau bão lụt là nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, bởi khi nước lũ rút thường để lại những lớp bùn dày, rác thải, xác súc vật chết... gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, dễ phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhân dân.

BS_P_T_H_ch_dao_cong_tac_pcd_b_tai_le_thuy.jpg

Bác sĩ Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo công tác phòng chống dịch sau lũ tại Trung tâm Y tế huyện Lệ Thủy

Vì vậy, ngay sau khi nước rút, lãnh đạo Ngành Y tế đã trực tiếp đi kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các đơn vị y tế khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau khi nước rút.

kiểm_tra_và_chỉ_đạo_công_tác_khác_phục_sau_lũ_tại_Bệnh_viện_đa_khoa_QN_2423.jpgCông_đoàn_Ngành_Y_tế_hỗ_trợ_nước_sạch_và_tiền_mặt_cho_4_đơn_vị_mỗi_đơn_vị_5_triệu_đồng_Bệnh_Viện_Đa_khoa_huyện_Lệ_Thủy_Trung_tâm_Y_tế_huyện_Lệ_Thủy_Bệnh_Viện_đa_khoa_huyện_Quảng_Ninh.jpg

Công đoàn Ngành Y tế hỗ trợ nước sạch và tiền mặt cho 4 đơn vị, mỗi đơn vị 5 triệu đồng (Bệnh Viện Đa khoa huyện Lệ Thủy, Trung tâm Y tế huyện Lệ Thủy, Bệnh Viện đa khoa huyện Quảng Ninh, Trung tâm Y tế huyện Quảng Ninh)

Bác sĩ Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Trong công tác phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt, rút kinh nghiệm từ các trận lũ trước, Sở Y tế đã có công văn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, phương án chỉ đạo các trạm y tế phát động phong trào vệ sinh môi trường sau lũ, chủ động phòng chống dịch bệnh trước khi thiên tai xảy ra. Trong đó, đặc biệt những địa bàn là vùng “rốn lũ” như huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy phải luôn chủ động phòng chống dịch bệnh và sẵn sàng ứng phó kịp thời trước mọi tình huống phức tạp của thời tiết, Ngành cũng đã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị khẩn trương rà soát lại các cơ số thuốc phòng chống dịch bệnh sau lũ, báo cáo nhanh với Sở Y tế để chủ động thuốc men, hóa chất, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong mùa mưa bão.

Trung_tâm_Kiểm_soát_bệnh_tật_hỗ_trợ_500kg_Cloramin_B_cho_Trung_tâm_Y_tế_huyện_Quảng_Ninh_và_bệnh_viện_đa_khoa_huyện_Quảng_Ninh_24.jpg

Trung_tâm_Kiểm_soát_bệnh_tật_hỗ_trợ_500kg_Cloramin_B_cho_Trung_tâm_Y_tế_huyện_Quảng_Ninh_và_bệnh_viện_đa_khoa_huyện_Quảng_Ninh25.jpg

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hỗ trợ 500kg Cloramin B cho Trung tâm Y tế huyện Quảng Ninh và bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đã kịp thời cung ứng đầy đủ Cloramin B cho Trung tâm Y tế và bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh nhằm phân phối về các địa phương nhanh chóng khử khuẩn môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm cho người dân.

Trước tình hình hiện tại, tại những vùng bị ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị ảnh hưởng khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng. Để bảo bảo nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường sau ngập lụt, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình đã cử cán bộ về tận nhà dân để giám sát, hỗ trợ xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường sau ngập tại huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.

rung_tâm_Kiểm_soát_bệnh_tật_giám_sát_hỗ_trrowj_xử_lý_nước_sạch_vệ_sinh_môi_trường_sau_ngập_lụt_tại_xã_Liên_Thủy_huyện_Lệ_Thủy.jpg

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giám sát, hỗ trợ xử lý nước sạch vệ sinh môi trường sau ngập lụt tại xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy

BS Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết:Sau ảnh hưởng của cơn bão số 6, nhiều địa phương bị ngập lụt diện rộng và kéo dài nhiều ngày, đặc biệt là địa bàn 2 huyện Lệ Thủy, và Quảng Ninh. Vì vậy, cùng với công tác thu dung cấp cứu, khám, chữa bệnh cho nhân dân, vấn đề xử lý môi trường sau lụt để phòng, chống dịch bệnh phát sinh sau lũ là hết sức quan trọng đối với ngành Y tế. Trước tình hình đó, Bộ Y tế, Sở Y tế và CDC tỉnh đã kịp thời có các văn bản chỉ đạo y tế các địa phương tăng cường các biện pháp, nhất là triển khai ngay công tác phòng, chống dịch bệnh sau lũ lụt với phương châm "nước rút đến đâu, khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường đến đó.". 

Ngay sau khi nước rút Trung tâm Y tế các huyện đã cung cấp thuốc men, hóa chất cho các trạm y tế, đồng thời chỉ đạo các trạm y tế tập trung công tác hướng dẫn cho người dân khử khuẩn nguồn nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nhà ở không để bùng phát dịch bệnh. Tăng cường phun hoá chất diệt muỗi và diệt bọ gậy tại các vùng nguy cơ cao.

Sau_khi_nước_rút_Trung_tâm_Y_tế_huyện_Quảng_Ninh_khẩn_trương_phun_hóa_chất_diệt_muỗi_tại_các_vùng_có_nguy_cơ_cao_trên_địa_bàn_26.jpg

Sau khi nước rút Trung tâm Y tế huyện Quảng Ninh khẩn trương phun hóa chất diệt muỗi tại các vùng có nguy cơ cao trên địa bàn

Bác sĩ Hồ Thị Nguyệt, trưởng trạm y tế xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết: Tại trạm y tế cũng như nhà người dân ngập sâu, có những hộ gia đình ngập trên 1,5m, chúng tôi đã tiến hành dọn dẹp vệ sinh ngay sau khi nước rút để đảm bảo cho công tác cấp cứu, sơ cứu ban đầu cũng như khám chữa bệnh cho người dân tại trạm. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân vệ sinh môi trường, tiến hành xử lý nguồn nước tại các hộ gia đình để người dân có nước sạch sử dụng.

Bên cạnh đó, cán bộ y tế khẩn trương thực hiện tuyên truyền, vận động từng hộ gia đình chủ động và tích cực phòng chống các loại dịch bệnh sau lũ, diệt loăng quăng, bọ gậy tại thôn xóm nhà ở đảm bảo không chủ quan với dịch bệnh. Đặc biệt chú trọng những địa bàn là vùng rốn lũ, các vùng có ổ dịch cũ có nguy cơ bùng phát dịch.

Cán_bộ_Trạm_Y_tế_hướng_dẫn_người_dân_khử_khuẩn_nguồn_nước_bị_ô_nhiễm_sau_tại_xã_Duy_Ninh_huyện_Quảng_Ninh.jpg

Cán bộ Trạm Y tế hướng dẫn người dân khử khuẩn nguồn nước bị ô nhiễm sau tại xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh

Theo chân những cán bộ Trạm y tế xã Duy Ninh đi tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sau lũ, chúng tôi đến hộ gia đình của bà Lê Thị Nhàn, xóm 5, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, bà Nhàn chia sẻ, nhà của bà bị ngập hơn 1m, là nhà cấp 4 nên khi lũ dâng mọi người chỉ biết lên gác mái để trú. “Sau khi nước rút bùn, đất tràn vào nhà rất nhiều, khó khăn lắm chúng tôi mới dọn dẹp được, giếng nước thì bị ô nhiễm, nước đục và đổi màu, may mắn ngay sau đó các cán bộ y tế địa phương đã đến cấp thuốc và hướng dẫn chúng tôi khử khuẩn nguồn nước, bây giờ gia đình đã có nước sạch để sử dụng”.

Cán_bộ_Trạm_Y_tế_hướng_dẫn_người_dân_khử_khuẩn_nguồn_nước_bị_ô_nhiễm_sau_tại_xã_Duy_Ninh_huyện_Quảng_Ninh_27.jpg

Sơ cấp cứu cho người dân bị thương khi dọn vệ sinh sau lũ tại bệnh viên đa khoa huyện Quảng Ninh

Các_cơ_số_thuốc_được_bệnh_viện_đa_khoa_huyện_Quảng_Ninh_chuẩn_bị_để_đáp_ứng_nhu_cầu_khám_chữa_bệnh_cho_người_dân_trong_mùa_mưa_bão_29.jpg

Các cơ số thuốc được bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trong mùa mưa bão

Song song với các hoạt động về phòng chống dịch bệnh, công tác khám chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu cho người dân trong và sau lũ đều được các bệnh viện thực hiện tốt. Đồng thời, Ngành Y tế cũng đã tập trung xây dựng kế hoạch giám sát chặt chẽ các ổ dịch cũ, kiểm soát không để ổ dịch mới bùng phát.

Bác sĩ Nguyễn Công Quân, GĐ Trung tâm Y tế huyện Lệ Thủy cho biết từ đầu mùa mưa Trung tâm đã xây dựng các phương án để chủ động phòng chống bão, lũ và dịch bệnh. “Với phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.) Trung tâm đã chuẩn bị sẵn sàng thuốc men, hóa chất, nhân lực và vật lực sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, vì vậy sau cơn lũ vừa qua tình hình thiệt hại tại Trung tâm là không đáng kể. Trung tâm cũng đã cấp cho các Trạm Y tế, mỗi trạm 15kg CloraminB, 1000 viên Aquatabs trước khi bão lụt xảy ra, để Trạm Y tế chủ động xử lý nước sinh hoạt cho bà con nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, Trung tâm cũng tham mưu chính quyền địa phương vận động nhân dân tích cực thực hiện phòng chống các loại dịch bệnh nhằm bảo đảm đời sống nhân dân trên địa bàn.”

Một_góc_trường_Tiểu_học_Võ_Ninh_bị_ngập_lụt_lực_lượng_bộ_đội_đang_hỗ_trợ_nhà_trường_vệ_sinh_sau_lũ_30.jpg

Một góc trường Tiểu học Võ Ninh bị ngập lụt, lực lượng bộ đội đang hỗ trợ nhà trường vệ sinh sau lũ

Trong thời gian tới, theo dự báo tình hình mưa bão vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp vào đầu tháng 11, đây là thời điểm mà tỉnh ta vẫn đang tiếp tục chịu ảnh hưởng từ các cơn bão đổ bộ vào biển Đông. Ngành Y tế đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh tiếp tục lên kế hoạch đảm bảo công tác sơ cấp cứu, hỗ trợ người dân trong bão, lũ; đồng thời sẵn sàng ưu tiên thuốc men, hóa chất để phòng chống dịch bệnh sau lũ, không để dịch bệnh bùng phát trong bất kì tình huống nào.

                                                                                  Hoàng Loan